Monday, December 13, 2010

Emi - 11:37 pm-13-12-1010 - Questions:

Emi (11:33 pm 13-12-1010)

Emi Q: cho e hoỉ í cái câu: Hòa mà ko tư trong những phẩm chất của ng cách mạng trng đường cách mệnh í là gì ạ?

Κhách : Hàng :|

Emi : đừng thế chứ, hãy giương cao súng

Κhách : rong tác phẩm "Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927, phần nói về tư cách cán bộ cách mạng, Bác Hồ đã nêu lên 23 phẩm chất cơ bản, trong đó có phẩm chất "hòa mà không tư". Vậy thế nào là hòa mà không tư?

Κhách : Vốn là người rất am hiểu về Nho giáo, nên khi nêu "hòa mà không tư", có lẽ Bác Hồ đã có kế thừa và phát triển câu "Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa" ghi trong sách Luận ngữ của Khổng Tử.

Κhách : Câu này có ý nghĩa là: Người quân tử hòa với mọi người mà không xu nịnh bè cánh với ai. Còn người tiểu nhân thì xu nịnh bè phái với mọi người mà không hòa với ai.

Κhách : Quân tử chỉ chuộng nghĩa, để bụng vào việc công, cho nên đối với người chỉ theo cái lý công nhiên mà phân biệt những điều phải trái, hay dở để hòa với mọi người, chớ không a dua với ai cả.

Κhách : Còn tiểu nhân chỉ chuộng lợi, để bụng vào việc tư, cho nên đối với người chỉ a dua theo bọn này, đảng kia để chống với người, thành ra chỉ đồng mà không hòa. Đây là cặp phạm trù xuất hiện cách nay khoảng trên 2.500 năm bên Trung Hoa, thời Nho giáo thịnh hành.

Κhách : Theo quan niệm Nho giáo xưa, "hòa" được hiểu là sự phối hợp hài hòa giữa các tính chất khác nhau của sự vật, hiện tượng. Ví dụ như, trong nấu ăn, phải có sự kết hợp hài hòa giữa các vị ngọt, mặn, chua, cay... thì món ăn mới ngon và hấp dẫn;

Κhách : hay trong âm nhạc, phải có sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng với nhau giữa nhiều nhạc cụ, thì bản nhạc mới có âm điệu trầm bổng, khoan nhặt, mới thu hút, chinh phục được người nghe.

1 comment:

  1. chả vui j` cả , spam lung tung, nhảm nhí quá đê, về nhà ăn shjt đi nhớ, cho thông minh

    ReplyDelete